HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐĂNG KÝ HỌC
VÀ CÁC LƯU Ý QUAN
TRỌNG
I. Hướng dẫn sử
dụng phần mềm đăng ký học
1. Giới thiệu chung
Việc đăng
ký học của sinh viên là một việc bắt buộc
và rất quan trọng trước khi bắt đầu
mỗi học kỳ, xác nhận quyền lợi và trách nhiệm
của sinh viên trong nhiệm vụ học tập của
mình. Sinh viên không đăng ký học tại học kỳ
chính thì sẽ bị buộc thôi học
Nhà trường
sẽ thông báo thời gian đăng ký học qua tuần
công dân đầu khóa (đối với học kỳ
đầu tiên khi sinh viên vừa nhập học); qua email cá
nhân của sinh viên và website Đăng ký học trước
các đợt đăng ký học ở các học kỳ
sau đó. Việc đăng ký học được
thực hiện qua mạng Internet, xác thực qua tài
khoản của sinh viên tại website Đăng ký học (http://)
Sinh viên căn cứ
vào Thời khóa biểu dự kiến được
gửi qua email (mỗi sinh viên sẽ được cung
cấp một email – thư điện tử để
sử dụng trong quá trình học tập tại
trường) và website Đăng ký học để lên
kế hoạch học tập phù hợp cho bản thân.
Nhà trường
khuyến cáo sinh viên xây dựng cho mình các phương án
đăng ký học khác nhau phù hợp với thời gian
biểu của mình trước khi đi đăng ký
học (lý do là có thể những lớp học phần sv
lựa chọn đã đầy thì có thể chuyển sang
nhóm khác). Các vấn đề nảy sinh trong vấn
đề lựa chọn các phương án đăng ký
phù hợp, các bạn sinh viên cần trao đổi với
Cố vấn học tập (Cố vấn học tập
kiêm Giáo viên chủ nhiệm là những thầy cô giáo
được phân công quản lý lớp học theo
từng Khoa) của lớp mình.
Thông báo đăng ký
học, đăng ký thi lại sẽ được
gửi tới các bạn sinh viên qua email và website đăng
ký học. Thông báo này thông thường sẽ
được gửi trước khi đăng ký
khoảng 1 – 2 tuần. Thời gian đăng ký sẽ
diễn ra trước khi bắt đầu đợt
học hoặc đợt thi 1 – 2 tuần. Như vậy,
trong khoảng thời gian trước học kỳ
mới hoặc đợt thi khoảng 2 – 4 tuần, sinh
viên cần phải liên tục kiểm tra thông tin để
nắm được kế hoạch mà nhà trường
đưa ra.
Sinh
viên căn cứ vào các phương án đăng ký học
của mình để đi đăng ký học theo thông báo
về thời gian đăng ký học của nhà
trường.
2. Tài
khoản đăng ký học
Mỗi sinh viên khi vào
nhập học vào trường được nhà
trường cung cấp cho một Mã sinh viên. Mã sinh viên này
là cố định trong suốt quá trình học tập của
sinh viên tại trường, mọi quá trình đăng ký
học và các vấn đề liên quan đến học
tập, thi cử, xử lý học vụ, điểm thi,
học phí… đều liên quan tới mã sinh viên này.
Tài khoản tại
website đăng ký học (sau đây gọi là Tài khoản
ĐKH) cũng chính là mã sinh viên dung để đăng
nhập vào Hệ thống phần mềm Đăng ký
học trên website Đăng ký học của nhà
trường. Mật khẩu mặc định cho lần
đăng nhập đầu tiên sẽ chính là mã sinh viên.
Cấu trúc của mã
sinh viên như sau: aabcccdddd
trong đó:
- aa là 2 số
cuối của năm nhập học (ví dụ năm 2012
thì aa là 12)
- b là mã số
thể hiện trình độ đào tạo (1 – cao
đẳng hệ chính quy; 2 – liên thông hoàn chỉnh kiến
thức, 3 – đại học hệ vừa làm vừa
học, 5 – đại học hệ chính quy)
- ccc là mã ngành đào
tạo được quy định tại bảng dưới
đây
- dddd là số
thứ tự hồ sơ nhập học của sinh viên.
TT |
Tên ngành |
Mã quy ước |
1 |
Kỹ thuật công trình
xây dựng |
101 |
2 |
Kỹ thuật tài nguyên
nước |
102 |
3 |
Thuỷ văn |
103 |
4 |
Kỹ thuật Thuỷ
điện và năng lượng tái tạo |
104 |
5 |
Kỹ thuật cơ khí |
105 |
6 |
Công nghệ thông tin |
106 |
7 |
Cấp thoát nước |
107 |
8 |
Kỹ thuật công trình
biển |
108 |
9 |
Kỹ thuật môi
trường |
109 |
10 |
Kỹ thuật hạ
tầng và phát triển nông thôn |
110 |
11 |
Công nghệ kỹ
thuật xây dựng |
111 |
12 |
Kỹ thuật
điện, điện tử |
112 |
13 |
Kỹ thuật xây
dựng công trình giao thông |
113 |
14 |
Quản lý xây dựng |
114 |
15 |
Kỹ thuật trắc
địa – bản đồ |
115 |
16 |
Kế toán |
403 |
17 |
Kinh tế |
401 |
18 |
Quản trị kinh doanh |
402 |
19 |
Kỹ thuật công trình
xây dựng (Hệ Cao đẳng) |
C65 |
Bảng quy định danh mục các
ngành và mã ngành
VD1:
Sinh viên
VD2:
Sinh viên
Mỗi sinh viên
phải có trách nhiệm bảo mật thông tin cho tài
khoản cá nhân của mình, tránh trường hợp bị
người khác vào thay đổi dữ liệu
đăng ký học. Tuyệt đối không nhờ
người khác đăng ký học hộ. Những
trường hợp bất khả kháng không thể
đăng ký học trong thời gian nhà trường
tổ chức đăng ký có thể liên hệ với
Cố vấn học tập lớp của mình để được
hỗ trợ.
Trong trường
hợp sinh viên quên mất mật khẩu tài khoản
đăng ký học của mình, cần liên hệ với
Cố vấn học tập để lấy lại.
3. Truy cập website Đăng
ký học
Sinh viên đăng ký
học thực hiện các bước tuần tự
như sau:
- Bật trình duyệt Internet Explorer lên (có thể dùng
trình duyệt khác như Firefox)
và nhập địa chỉ .......
vào thanh địa chỉ của trình duyệt, sau đó gõ
Enter. Trình duyệt sẽ đưa đến website Đăng
ký học như sau:
- Nhập tài
khoản và mật khẩu của bạn vào ô Tài khoản
và Mật khẩu (Lưu ý: Lần đầu tiên
đăng nhập vào chương trình, mật khẩu
sẽ trùng với tài khoản, sinh viên vào thay đổi
mật khẩu của mình để đảm bảo
sự bảo mật. Khi quên mật khẩu có thể liên
hệ với Cố vấn học tập để
lấy lại). Ở đây chúng ta lấy một ví dụ
là bạn sinh viên tên là: Nguyễn Văn A lớp 54C1 với
mã sinh viên là 1251011234.
Sau khi nhập tài
khoản và mật khẩu, bấm nút Đăng nhập
để đăng nhập vào chương trình, chương
trình sẽ yêu cầu các bạn sinh viên cần phải
đổi mật khẩu để đảm bảo tính
bảo mật cho tài khoản cá nhân của.
Sau khi đổi mật
khẩu thành công, phần mềm tự động
chuyển sang trang chủ để sinh viên có thể sử
dụng phần mềm đăng ký học.
Thông tin đầu tiên mà sinh viên
cần quan tâm là các thông báo mà nhà trường ban hành.
Những thông tin mới nhất
mà nhà trường ban hành sẽ nằm ở mục Tin
mới nhất (góc trên cùng bên phải).
3. Chức năng đăng
ký học và các tiện ích kèm theo
3.1.
Đăng ký học
Để thực
hiện việc Đăng ký học, dùng chức năng
Đăng ký học => Sinh viên đăng ký học.
Chương trình
sẽ đưa sinh viên vào chức năng đăng ký
học để đăng ký học (ở đây lấy
ví dụ là học kỳ II năm học 2011-2012
đợt học 5) cho trường hợp của sinh viên
Phạm Thanh Huyền 52MT.
Các bạn sinh viên
cần phải quan tâm tới các thông tin như sau:
1. Số TC tối thiểu: Quy định số tín
chỉ tối thiểu trong đợt học đó mà sinh
viên phải đăng ký.
2. Số TC tối đa: Quy định số tín
chỉ tối đa mà sinh viên được đăng ký
trong đợt học đó. (Sinh viên cần đọc rõ
quy chế 43 để hiểu thông tin này).
3. Số tiết tối đa/Ngày: (thông
thường không rằng buộc): Quy định số
tiết tối đa sinh viên mà sinh viên được phép
đăng ký trong một ngày.
4. Hạn chế số lượng SV đăng ký tối đa (được đặt là Có): Thông
số nói lên việc có hạn chế số lượng
sinh viên đăng ký tối đa hay không. Khi đặt là
Có thì có nghĩa là sinh viên không thể đăng ký học
quá số lượng sinh viên quy định.
5. Cho phép đăng ký ngoài ngành (đặt là Không):
tham số này quy định việc sinh viên có
được đăng ký học ngành khác hay không
6. Hạn đăng ký: Thời gian được
nhà trường quy định cho việc đăng ký
học của sinh viên. (Phần này các bạn sinh viên
đặc biệt lưu ý đảm bảo quyền
lợi cho từng sinh viên).
7. Đăng ký học cùng Khóa: Chọn tham số này
để chọn khóa nào để sinh viên đăng ký
(sinh viên có thể đăng ký các môn học ở các khóa
khác nhau).
8. Ngành học: Ngành học mà sinh viên đăng ký
học tại trường. Đối với những
trường hợp đăng ký học văn bằng 2,
cần phải chọn ngành học khác nhau.
9. Thông tin cá nhân: Được bố trí theo cấu
trúc Mã sinh viên – Họ tên – Ngành học – Khóa
10. Thông tin về năm học, học kỳ và đợt học đang
đăng ký: Chú ý đến
những thông tin này vì có nhiều trường hợp sinh
viên khi vào kiểm tra lịch học thì thấy là số tín
chỉ sai khác vì có thể chương trình đang
được đặt ở đợt học khác
với đợt học mà sinh viên đang muốn xem.
11. Thông tin về các học phần đăng ký và các tiện ích
- Chọn học
phần để hiển thị các lớp học:
Chọn môn học để đăng ký. Học kỳ
đó tổ chức bao nhiêu môn cho Khóa mà sinh viên chọn
đăng ký thì sẽ hiển thị tại đây
Sau khi chọn một môn học thì bấm nút chương trình sẽ hiển
thị tất cả các lớp học phần mà sinh viên
được phân công để lựa chọn cho mình
lớp học mình mong muốn.
Có một số tiện ích giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc
lựa chọn là Chọn ngày học – Lựa chọn những lớp học phần môn học tổ chức trong
ngày lựa chọn; ấn nút để lọc những lớp học
phần môn học đã trùng với thời gian các lớp học phần khác mà mình đã lựa chọn,
sau đó lựa chọn lớp muốn học và ấn nút đăng ký học.
Ở các lớp
học phần môn học này có các tham số sau:
- Cột Chọn: Di chuyển chuột vào ô tròn và
click vào đó (sẽ có điểm màu xanh ở trong)
để chọn lớp học phần đăng ký
học
- Cột Lớp học phần: Tên lớp học
phần môn học mà sinh viên đăng ký học.
VD: Bóng chuyển
2-1-10(N0.05) có nghĩa là môn học này tên là Bóng chuyền 2,
tổ chức tại học kỳ I năm 2010. N0.05 có
nghĩa là nhóm thứ 5
Có các loại lớp
học phần như sau:
+ Lớp Lý thuyết: Là những lớp học
phần lý thuyết học ở các hội trường
lớn.
+ Lớp Thực hành: Là những lớp học
phần thực hành bài tập ở các hội
trường nhỏ
Lưu ý: Một môn học có thể có
đặc thù chỉ là Lý thuyết, hoặc chỉ là
Thực hành, hoặc cả Lý thuyết và Thực hành.
Điều này được quy định tại
đề cương của môn học đó.
+ Lớp Thí nghiệm: Là những lớp học
phần học thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm.
+ Lớp Thực tập: Là những lớp học
phần đi tham quan, thực tập ngoài trời hay
những công trình ngoài trường…
Đối với
những môn học mà có cả Lý thuyết và Thực hành,
khi lựa chọn đăng ký học cần phải
lựa chọn cả lớp học phần Lý thuyết và
lớp học phần Thực hành.
- Cột Học phần: Mã môn học mà bạn
đang lựa chọn đăng ký.
- Cột Thời gian: hiển thị giai
đoạn học (Học từ ngày nào đến ngày
nào), thời gian học trong tuần (từ thứ Hai
đến thứ Bẩy) và tiết học trong ngày (từ
tiết 1 đến tiết 15).
Trong cột Thời
gian này có các từ viết tắt là: LT – Lý thuyết; TH –
Thực hành; TT – Thực tập; TN – Thí nghiệm… là
đặc điểm của lớp học phần đó
như đã phân tích ở trên.
Thời gian học
trong ngày như sau:
Tiết 1(07:00-07:50) |
Buổi sáng |
Tiết 2(07:55-08:45) |
|
Tiết 3(08:55-09:45) |
|
Tiết 4(09:50-10:40) |
|
Tiết 5(10:50-11:40) |
|
Tiết 6(11:45-12:35) |
|
Tiết 7(12:45-01:35) |
Buổi chiều |
Tiết 8(01:40-02:30) |
|
Tiết 9(02:40-03:30) |
|
Tiết 10(03:35-04:25) |
|
Tiết 11(04:35-05:25) |
|
Tiết 12(05:30-06:20) |
|
Tiết 13(06:30-07:20) |
Buổi tối |
Tiết 14(07:25-08:15) |
|
Tiết 15(08:25-08:15) |
- Cột địa điểm chỉ giảng
đường học tập là giảng đường
nào ở khu nhà nào.
- Giảng viên: Cho biết giảng viên giảng
dạy lớp học phần này là ai.
- Sỹ số: Là số sinh viên đã
được quy định của lớp học
phần đó
- Đã ĐK (Đã đăng ký): Là số sinh viên
đăng ký tại lớp đó. Nếu số hiển
thị ở cột Đã đăng ký này nhỏ hơn
cột Sỹ số thì sinh viên có thể đăng ký vào
được. Nếu bằng cột sĩ số sẽ
không đăng ký được nữa (lớp học phần
đã đầy).
Sau khi lựa
chọn được lớp học phần phù hợp,
bạn chọn nó ở cột Chọn và bấm nút
Đăng ký.
Nếu thỏa mãn
các điều kiện về thời gian không trùng lặp
và lớp học phần đó chưa đầy,
chương trình sẽ báo đăng ký thành công.
Nếu lớp
học đã đầy, chương trình sẽ báo lớp
học phần đó đã đầy và không đăng ký
được.
Nếu lớp
học trùng thời gian với các lớp học phần
bạn đã đăng ký, chương trình không cho phép
đăng ký và sẽ thông báo trùng cho bạn .
Đối với
những trường hợp đăng ký môn học có
cả lớp học phần Lý thuyết và Bài tập, sinh
viên phải chọn lựa cả lớp Lý thuyết và
Thực hành tại mỗi lần đăng ký. Khi lựa
chọn đăng ký những môn này cần lưu ý:
Lớp LT sẽ được chia ra các lớp nhỏ TH cùng
nhóm nên khi đăng ký
phải lựa chọn các lớp LT và TH cùng nhóm với nhau.
Nếu không chương trình sẽ không cho đăng ký và
thông báo như sau:
Nút Học nâng điểm nằm bên cạnh nút Đăng ký dành cho những trường
hợp sinh viên muốn đăng ký học cải
thiện điểm của mình (chỉ áp dụng
đối với sinh viên đạt điểm D, D+, C;
những sinh viên đạt điểm B, A không
được học nâng điểm)
Sau khi đăng ký
được thành công, kết quả đăng ký
học của sinh viên sẽ được hiển
thị ở bảng bên dưới bảng các lớp
học phần lựa chọn .
Ở phần
Kết quả đăng ký học, có thêm tham số:
- Số TC (số tín chỉ): là số tín chỉ
ứng với mỗi môn học mà sinh viên đã đăng
ký.
- Học phí: là học phí tương ứng với
số tín chỉ của mỗi môn học.
Bên dưới
kết quả đăng ký học sẽ có Tổng số
tín chỉ và số tiền các bạn sinh viên đã phải
nộp cho các môn học mà mình đã đăng ký.
Đối với
những trường hợp các bạn sinh viên muốn
hủy kết quả đăng ký học môn học nào
đó để tìm một sự lựa chọn khác, check
vào môn học muốn hủy rồi bấm nút Hủy
đăng ký.
3.2
In kết quả đăng ký học
Sau khi các bạn sinh
viên đăng ký học xong, cần phải in kết
quả đăng ký học ra để theo dõi quá trình
học tập của mình vì có thể không phải lúc nào các
bạn cũng có thể lên mạng Internet để
kiểm tra kết quả đăng ký học.
Cách in kết quả
đăng ký học (Có thể lấy bất cứ
thời khóa biểu của đợt học nào của
học kỳ nào đó trong năm học khác nhau) như sau
:
Quay trở lại
trang chủ bằng cách bấm vào nút Trang chủ
chương trình
sẽ quay trở lại trang chủ, sau đó chọn
chức năng Đăng ký học => Kết quả
đăng ký học.
Sau khi chọn theo
menu trên, chương trình sẽ đưa tới một
chức năng mà sinh viên có thể chọn Học kỳ và
đợt học để xem và in kết quả
đăng ký học theo các biểu mẫu khác nhau.
Cách xem là chọn
Học kỳ mà sinh viên muốn xem, sau đó chọn
đợt học ngay bên cạnh phía tay phải, bấm nút
Xem kết quả đăng ký học. Khi đó
chương trình sẽ hiển thị kết quả
đăng ký học của đợt hoc, học kỳ và
năm học mà sinh viên chọn. Có thể chọn kiểu
thời khóa biểu và sau đó bấm nút Xuất file excel
để chương trình đưa ra cho người dùng
file Excel theo mẫu đã chọn.
Bấm nút Open
để mở ra xem ngay, hoặc bấm nút Save để
lưu vào máy tính, sau đó có thể đem file đi in ra
để sử dụng.
(Chú ý: Microsoft Excel là
một ứng dụng văn phòng của Microsoft (Microsoft
Office), máy tính cần phải cài đặt chương
trình này khi muốn xem được file trên)
Một kiểu kết quả
đăng ký học được lấy ra từ
phần mềm
Đây là file excel Thời khóa
biểu được chương trình xuất ra theo
kiểu lớp học phần. Ở đây có đầy
đủ thông tin mà sinh viên cần biết như Họ
tên, Mã sinh viên, Lớp, khóa, ngành, các môn học đăng ký
học, số tín chỉ, thời gian học và học phí
phải nộp.
3.3.
Xem quá trình đăng ký học của mình
Để có thể kiểm
tra được quá trình đăng ký học tập
của mình từ khi bắt đầu đăng ký
học, sinh viên sử dụng chức năng Đăng ký
học => Quá trình đăng ký học.
Ở đây cần chọn học kỳ và đợt học và bấm vào nútđể
xem. Nếu không chọn học kỳ và đợt học,
chương trình sẽ liệt kê toàn bộ các môn học
mà sinh viên đã đăng ký học. Có các thông tin lưu
vết quá trình đăng ký học như Người
đăng ký (nếu sinh viên tự đăng ký thì sẽ
hiển thị là Sinh viên, Nếu quản trị hệ
thống hoặc Cố vấn học tập đăng ký
thì sẽ hiển thị tên người đăng ký),
thời gian đăng ký (theo giờ của máy chủ).
Sinh viên cũng có thể kiểm lại lại dữ liệu đăng ký học mà
mình đã hủy bằng cách bấm vào nút
Ở đây sẽ
hiển thị đầy đủ thông tin lớp học
phần đã bị hủy tại học kỳ và
đợt học mà sinh viên lựa chọn
3.4.
Đăng ký nguyện vọng học
Nhà trường
tổ chức cho sinh viên đăng ký nguyện vọng
học trước mỗi đợt học (học
kỳ chính, học kỳ phụ) để sinh viên xác
nhận nguyện vọng học các môn học với nhà
trường. Từ đó, nhà trường có cơ sở
để tổ chức kế hoạch phù hợp với
nguyện vọng thực tế của sinh viên
Lựa chọn menu
Đăng ký học => Đăng ký nguyện vọng
để sử dụng chức năng đăng ký
nguyện vọng học
Sinh viên lựa chọn môn học ở ô Chọn và bấm vào nút.
Nếu muốn hủy kết quả môn học đã đăng ký nguyện vọng thì lựa chọn môn học ở nút
chọn và bấm và nút
4. Đăng ký thi lại; tra
cứu lịch thi, thi lại
4.1.
Đăng ký thi lại
Sinh viên lựa
chọn chức năng đăng ký thi lại để
xác thực nguyện vọng thi lại các môn học bị
trượt (điểm F, F+), hoặc thi lại nâng
điểm (D, D+). Các trường hợp không đủ
tư cách dự thi hay phạm quy ở lần thi
đầu thì không được thi lại.
Để
đăng ký thi lại, lựa chọn menu Đăng ký
thi => Sinh viên đăng ký thi lại
Cách đăng ký thi
lại cũng tương tự như cách đăng ký học,
sự khác biệt là thay lớp môn học bằng lớp
thi.
4.2.
Kết quả đăng ký thi lại
Sinh viên có thể tra cứu
kết quả đăng ký thi lại của mình ở
nhiều đợt học, học kỳ khác nhau tại
chức năng Đăng ký thi => Kết quả đăng
ký thi lại
Đối với
sinh viên hoãn thi ở lần thi đầu thì không phải
đăng ký thi lại mà nhà trường sẽ sắp
xếp lịch thi và chuyển về tài khoản của
sinh viên.
4.3.
Xem lịch thi cá nhân
Lịch thi kết
thúc học phần và Lịch thi lại sẽ
được nhà trường sắp xếp tự
động và trả về tài khoản của sinh viên thông
qua chức năng Xem lịch thi cá nhân.
Tại đây, sinh
viên lựa học kỳ, lần thi (thi lần 1 hay thi
lại) và chọn đợt thi mà mình muốn xem, bấm
vào nút Danh sách để xem lịch thi. Các thông tin đưa
ra cho sinh viên là Môn thi, Ngày thi, Giờ thi – Ca thi, Số báo
danh và Phòng thi… Muốn xuất file Excel để in thì
lựa chọn chức năng In. Sinh viên đăng ký
học cùng khóa nào sẽ xem lịch thi và lịch thi lại
tương ứng với đợt thi của khóa đó.
5. Tra cứu điểm
Sau khi thi học
kỳ xong và có điểm, điểm của sinh viên sẽ
được Phòng Khảo thí và Kiểm định
chất lượng chuyển lên trên tài khoản
đăng ký học để có thể tra cứu
điểm. Nếu có sai lệch thông tin nào về
điểm, sinh viên cần liên hệ với Phòng Khảo
thí và Kiểm định chất lượng .
5.1.
Tra cứu điểm học tập
Chức năng này dùng
để tra cứu điểm học tập của cá
nhân sinh viên theo từng học kỳ, năm học và các
tiện ích lọc khác. Thông tin đưa ra gồm có Môn
học, Số tín chỉ, Điểm quá trình, điểm
thi, Điểm tổng kết học phần, Điểm
chữ.
Để sinh viên có
thể đăng ký thi lại thì ngoài điểm môn
học thuộc ngưỡng được thi lại thì
điểm môn học của sinh viên phải có đủ 4
đầu điểm: Quá trình, Thi, Tổng kết học
phần và điểm chữ. Nếu chưa đủ 4
đầu điểm trên thì sẽ không thể đăng
ký thi lại được.
5.2.
Tra cứu điểm tổng hợp
Chức năng này dùng
để tra cứu điểm tổng hợp của sinh
viên
6. Tra cứu điểm rèn
luyện, xử lý học vụ, các chứng chỉ và xét
tốt nghiệp
Chức năng này
để sinh viên tra cứu điểm rèn luyện, xử
lý học vụ, xét dừng học thôi học, các loại
chứng chỉ và Xếp loại tốt nghiệp của
sinh viên trong quá trình học tập tại trường
7. Tra cứu học phí
Chức năng này
giúp sinh viên tra cứu tất cả các thông tin liên quan
đến tài chính mà sinh viên phải nộp trong quá trình
học tập tại trường. Các khoản thu từ học
phí, tiền thi lại, miễn giảm… sẽ
được hiển thị chi tiết tại chức
năng này.
8. Chương trình đào
tạo
Chức năng này
giúp sinh viên có thể tra cứu được chương
trình học tập của mình tại trường, các môn
học bắt buộc, tự chọn và các khối kiến
thức mà sinh viên sẽ theo học.
Ngoài việc tra
cứu chương trình đào tạo ngành của mình, sinh
viên có thể tra cứu chương trình đào tạo
của các ngành khác.
Tại chức
năng này, sinh viên cũng có thể Kiểm tra tình trạng
hoàn thành chương trình đào tạo của mình .
Con số có nghĩa là sinh viên đã tích
lũy được 76 tín chỉ trên tổng số 153 tín
chỉ theo chương trình học của ngành mình đang
theo học.
Chức năng này
cho phép sinh viên có thể kiểm tra bản thân mình đã tích
lũy được số lượng tín chỉ theo
từng khối kiến thức, chi tiết các môn đã
tích lũy và chưa tích lũy (có điểm kèm theo)
Các thông tin như sau:
- Khối kiến
thức: Tên các khối kiến thức trong chương
trình đào tạo
- Thuộc tính:
Bắt buộc (Bắt buộc phải học), Tự
chọn (Chọn một vài môn trong khối để
học, đảm bảo đủ số tín chỉ
bắt buộc), Không bắt buộc (Không phải học)
- Số học
phần/Tổng số tín chỉ: Số môn học trong
khối/Tổng số tín chỉ tương ứng
- Tín chỉ bắt
buộc: Số tín chỉ bắt buộc phải học
theo từng khối kiến thức
- Tín chỉ
ĐẠT: Số tín chỉ mà sinh viên đã tích lũy theo
từng khối kiến thức
Bấm vào các khối
kiến thức để xem chi tiết những môn
học trong khối kiến thức đã chọn.
- Ở cột
Điểm những môn công nhận xét tốt nghiệp
sẽ hiển thị điểm của sinh viên. Học
bao nhiêu lần thì sẽ hiển thị bấy nhiêu
điểm (cách nhau bằng dấu “;”)
- Ở cột
Điểm những môn không công nhận xét tốt
nghiệp sẽ hiển thị điểm của các môn
không được đưa vào để xét tốt
nghiệp (xuất hiện tại khối kiến thức
tự chọn khi sinh viên có thể học nhiều hơn
số tín chỉ tự chọn quy định của ngành
mình). Ví dụ như sinh viên tích lũy 5 môn học (mỗi môn
3 tín chỉ), tổng có 15 tín chỉ nhưng ngành của
sinh viên theo học chỉ tối đa là 12 tín chỉ.
Như vậy sẽ có 1 môn (3 tín chỉ) không tính vào xét
tốt nghiệp, điểm môn học này sẽ hiển
thị tại cột nói trên.
9. Đổi mật khẩu
Sinh viên có thể dùng
chức năng Đổi mật khẩu để thay
đổi mật khẩu tài khoản đăng ký học
của mình
10. Chuyên mục Hỏi – đáp
Sinh viên có thể theo dõi
những câu hỏi thường gặp tại chuyên
mục Hỏi đáp của website Đăng ký học
11. Thoát khỏi phần
mềm đăng ký học
Sau khi kết thúc phiên làm việc, sinh viên phải thoát khỏi
phần mềm đăng ký học để đảm bảo tính bảo mật cho tài khoản của mình. Đây là công
đoạn cuối cùng và rất quan trọng trong quá trình sử dụng phần mềm đăng ký học.
Đã có nhiều trường hợp sinh viên bị mất dữ liệu đăng ký học vì không thực hiện
bước này (người khác vào hủy kết quả đăng ký học mà sinh viên đã đăng ký…) gây
ra những hậu quả nghiêm trọng. Để thoát khỏi chương trình, sinh viên có thể bấm
vào nút hoặc bấm vào nút
Close của trình duyệt.
II.
Các lưu ý quan trọng
- Website Cổng thông
tin đào tạo (
– cung cấp thông tin chi tiết về đào tạo,
tuyển sinh, các thông báo mới nhất) và website Đăng
ký học ( –
phục vụ đăng ký học) là những website có
đầy đủ các thông tin cần thiết cho các
bạn sinh viên trong quá trình học tập tại
trường. Các website trên và email cá nhân (sẽ
được nhà trường cung cấp) của sinh viên
là những kênh thông tin hết sức quan trọng mà các bạn
sinh viên cần phải quan tâm. Nhà trường khuyến cáo
các bạn truy cập vào 2 kênh thông tin trên ít nhất 1 ngày 1
lần để có thể cập nhật được
thông tin mới nhất và đảm bảo được
quyền lợi của mình. Đặc biệt là vào
những thời gian tổ chức đăng ký học,
đăng ký nguyện vọng hay đăng ký thi lại.
- Sinh viên cần
đảm báo việc bảo mật thông tin tài khoản cá
nhân của mình, tuyệt đối không
nhờ người khác đăng ký học hộ. Đã
xảy ra nhiều trường hợp do bất cẩn nên
bị mất kết quả đăng ký học, dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng. Nhà trường
sẽ không giải quyết những trường hợp
sinh viên lộ mật khẩu hay nhờ bạn đăng
ký hộ… rồi làm mất kết quả đăng ký
học.
- Sinh viên hoàn toàn
phải tự chịu trách nhiệm với những sự
lựa chọn đăng ký của mình.
- Cố vấn
học tập là người theo sát cả quá trình học
tập của sinh viên trong trường, khi có bất
cứ thắc mắc gì về chương trình học, mật
khẩu hay việc đăng ký, hãy liên hệ ngay với
Cố vấn học tập.
- Sinh viên
được hủy kết quả học kỳ chính
ở 2 tuần đầu học kỳ tại tài khoản đăng ký
học, và khi đã hủy thì sẽ không được
đăng ký lại.
- Học kỳ
phụ không được hủy kết quả
đăng ký học.
- Sinh viên cần
phải hoàn thành học phí, lệ phí cho nhà trường
theo thời hạn của phòng Công tác chính trị và
Quản lý sinh viên thông báo. Nếu quá hạn không nộp,
sinh viên sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Sau khi sinh viên
đăng ký học xong, phòng Đào tạo ĐH&SĐH
sẽ cân đối lại và hủy, ghép các lớp
học phần có ít sinh viên đăng ký. Sau đó sẽ có
thông báo cho sinh viên, sinh viên những lớp học phần
bị hủy có thể đăng ký lại môn học
đó tại phòng Đào tạo ĐH&SĐH theo thời
gian sẽ thông báo.
- Sinh viên
trước mỗi đợt đăng ký học cần
theo dõi sát sao các thông tin mà phòng Đào tạo ĐH&SĐH
đưa ra qua email sinh viên. Sẽ có thời khóa biểu
dự kiến, các hướng dẫn đăng ký mà các
bạn sinh viên cần phải tuân theo nếu muốn có
kết quả đăng ký học hợp lý.
- Sinh viên cần theo
dõi chuyên mục Hỏi đáp tại website Đăng ký
học để tránh lặp đi lặp lại các câu
hỏi trùng lặp tới các đơn vị quản lý.
- Tài khoản
email của mỗi sinh viên được nhà trường
cấp cho là duy nhất trong quá trình học tập tại
trường với mục đích nhận các thông tin mà nhà
trường cung cấp. Sinh viên phải có trách nhiệm
với tài khoản email của mình và những thư
được gửi từ email của mình. Các vấn
đề liên quan đến email, sinh viên liên hệ với
Trung tâm tin học.